Phòng họp đẹp và chuyên nghiệp được đánh giá dựa trên cách bố trí, mức độ sạch sẽ của văn phòng và nội thất bên trong đó. Hãy cùng DSG khám phá từng chất liệu tạo nên ghế phòng họp, lý do nên vệ sinh và những mẹo vặt thực hiện đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện nhé.
Vì sao cần vệ sinh ghế phòng họp định kỳ?
Những lý do giúp bạn hiểu được tại sao nên vệ sinh ghế phòng họp định kỳ?
Tạo môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn: Ghế phòng họp dễ bị tích tụ vi khuẩn trong lúc người dùng ngồi. Vệ sinh thường xuyên sẽ làm giảm bụi bẩn và chất làm cho con người bị dị ứng, mang đến thời gian ngồi họp được thoải mái kéo dài mà không lo nguy cơ lây các bệnh về da.
Nâng cao chất lượng cuộc họp: Một chiếc ghế họp mới, sạch sẽ và thông thoáng sẽ giúp từng người dùng cảm thấy dễ chịu. Sẽ không còn hiện tượng ngứa ngáy, rung lắc nên bạn sẽ tập trung tối đa vào cuộc họp và đưa ra những đóng góp có ích nhất.
Tăng tuổi thọ ghế và thẩm mỹ văn phòng: Không còn nghi ngờ gì nữa, vệ sinh ghế đúng cách bằng khăn ấm, máy hút bụi sẽ giúp ghế trông như mới, đảm bảo sự cứng cáp, không bị gỉ sét về khung chân kim loại hay bề mặt đệm bọc lưới/ da. Điều này giúp người dùng tối ưu chi phí và làm đẹp thẩm mỹ cho văn phòng.
Những lưu ý trước khi vệ sinh ghế họp?
Để có được quy trình thực hiện đúng chuẩn và nhanh chóng, tuân theo những lưu ý dưới đây để tránh sai phạm khi vệ sinh ghế phòng họp:
Phân loại chất liệu ghế: da – lưới – nỉ
Ghế phòng họp được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như da, lưới, nỉ và khung chân cũng có sự khác biệt. Ghế bọc lưới cần dùng máy hút bụi làm sạch ở các kẽ hở, bụi mịn li ti không thể làm sạch bằng tay thường. Ghế da chú ý chất tẩy rửa, tránh dung dịch quá mạnh hay phơi không đúng cách sẽ khiến chúng bị bong tróc bề mặt. Ghế nỉ cần chú ý làm sạch và khô để không bị ẩm mùi khó chịu.
Kiểm tra hướng dẫn từ nhà sản xuất nếu có
Một số mẫu ghế ngồi được làm từ chất liệu cao cấp hoặc những chi tiết hướng dẫn sử dụng khi mua hàng. Ví dụ, chất da thật nên dùng khăn ấm lau nhẹ để duy trì màu ốt, tránh tiếp xúc với cồn. Hoặc không nên chà mạnh bề mặt ghế nỉ để bong lớp vải, xù vải khiến bề mặt mất thẩm mỹ.
Dụng cụ & dung dịch cần chuẩn bị
Trước khi bắt tay vào thực hiện quá trình vệ sinh ghế phòng họp thì người dùng nên chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và chất tẩy rửa cần thiết. Một số món đồ không thể thiếu như sau: Khăn mềm, bàn chải mềm, chổi mềm, máy hút bụi mini, dung dịch vệ sinh chuyên dụng như nước ấm, baking soda hay găng tay cao su nếu bạn thường bị dị ứng bởi những chất tẩy rửa.
- Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn cách vệ sinh ghế sofa đơn giản
- Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn 2 cách vệ sinh ghế lưới văn phòng đúng cách
7 Mẹo vệ sinh ghế phòng họp bọc da luôn như mới
Quá trình vệ sinh ghế phòng họp sẽ được làm nhanh chóng nếu bạn tuân theo 7 mẹo dưới đây để ghế luôn như mới, độ bền được nâng cao.
Dùng khăn ẩm mềm lau bụi định kỳ
Các lớp bụi sẽ đóng thành tảng dày, khó làm sạch sau này nếu không vệ sinh định kỳ. Đôi khi, lớp bụi dày sẽ khiến cho người dùng cảm thấy ngứa ngáy khó chịu và nó còn làm rách bề mặt da của ghế.
Sử dụng dung dịch chuyên dụng cho da
Chất liệu da thường xuyên bị bong tróc, bay màu nếu không dùng đúng dung dịch vệ sinh. Da có nhiều loại như da thật, da giả, PVC… mỗi loại sẽ có chất tẩy khác nhau, dùng đúng chất tẩy sẽ khiến cho lớp da càng thêm bền màu, trông sang trọng về lâu dài.
Tránh các chất tẩy mạnh làm nứt da
Cồn hay thuốc tẩy được coi là “kẻ thù không đội trời chung” với chất liệu da. Nếu có những vết bẩn cứng đầu không thể làm sạch bằng nước ấm thông thường, bạn có thể kết hợp với baking soda và bàn chải mềm hoặc nhờ những nhà vệ sinh có chuyên môn để làm sạch ghế. Điều này giúp bạn “tránh tiền mất tật mang”.
Bảo quản ghế họp bọc da nơi thoáng mát, tránh nắng trực tiếp
Da là chất liệu dễ hư hỏng nếu không biết vệ sinh và bố trí đúng cách. Sau khi vệ sinh xong, bề mặt còn đọng lại một ít độ ẩm, cần để ghế ở nơi thông thoáng – không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào, tránh gây nứt da.
Dưỡng da định kỳ để tăng độ bền và bóng đẹp
Bí quyết để ghế da luôn trông như mới và có độ bền màu đẹp mắt thì người vệ sinh cần có chất bôi trơn như dầu dành cho da để ghế có được độ mới như ban đầu.
Không để vật sắc nhọn cào trầy bề mặt da
Người dùng thường có thói quen vứt đồ lung tung trên ghế khi đi làm/ đi chơi về. Trong đống đồ đó có thể là chìa khóa, cây nặn mụn hay dao sắc nhọn… khiến cho lớp da dễ bị trầy xước và bong tróc. Đặc biệt là dấu vết mèo cào cũng là một trong những lý do khiến cho da dễ bị hư hỏng – nên để mèo tránh xa ghế da.
Xử lý vết bẩn ngay lập tức để tránh thấm sâu
Nhiều người chủ quan thường để những vết bẩn như giọt cà phê, nước ngọt hay đồ ăn thừa đổ xuống và không vệ sinh ngay. Điều này sẽ khiến cho vết bẩn đó thấm sâu, bám mùi, bám màu và để lâu có thể bạn phải bỏ luôn sản phẩm ghế họp nếu không được vệ sinh kịp thời.
- Xem thêm bài viết liên quan: 4 cách vệ sinh, khử mùi ghế văn phòng sạch sẽ
- Xem thêm bài viết liên quan: Hướng dẫn cách vệ sinh ghế gaming đúng cách, tăng tuổi thọ ghế
Cách làm sạch ghế họp lưới đúng cách
Ghế họp bọc lưới là chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong các doanh nghiệp hiện nay. Học theo DSG với những cách cơ bản dưới đây để biến ghế bọc lưới trông như mới.
Dùng máy hút bụi loại nhỏ làm sạch bụi li ti
Ghế lưới thường có những lỗ nhỏ li ti hay kẽ sâu dễ bám bụi – những nơi không thể vệ sinh hay làm sạch bằng tay thường. Bạn nên dùng máy hút bụi cầm tay cỡ nhỏ để làm sạch những vết bẩn bám chặt ở kẽ sâu.
Pha loãng dung dịch nhẹ để chà bề mặt lưới
Trộn đều dung dịch vệ sinh là nước rửa chén và nước ấm với nhau để làm sạch các vết bụi dễ dàng hơn. Dùng bàn chải mềm và khăn mềm để chà đi lớp bụi theo hướng vải để tránh gây xù lông.
Phơi ghế nơi thoáng khí, tránh ánh nắng gắt
Ghế vải nỉ hay vải lưới đều dễ bị hư hỏng và ẩm mốc nếu không phơi khô đúng cách. Không được phép dùng phương pháp khô tự nhiên mà nên dùng máy sấy, quạt, để ở nơi thông thoáng trong thời gian cho phép. Tránh bố trí ghế hay phơi ghế ở ngoài trời dưới ánh nắng gay gắt – làm giòn khung chân ghế và bề mặt lưới dễ bị bay màu.
Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh ghế họp
Tránh những sai phạm dưới đây để ghế họp của bạn luôn như mới và sạch sẽ nhất.
Dùng chất tẩy mạnh
Nhiều người quan niệm rằng dùng chất tẩy mạnh sẽ làm sạch nhanh chóng nhưng nó sai hoàn toàn. Chất tẩy mạnh chỉ khiến cho ghế dễ hư hỏng nhanh chóng, đôi khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Lau sai cách
Chà quá mạnh, dùng vải cứng, hoặc lau vòng tròn quá nhanh đều là sai lầm phổ biến. Lau nhẹ theo đường thẳng và đổi vải sạch sau mỗi lần lau mới là cách làm nên thực hiện.
Để ghế ướt lâu
Nước thấm vào lớp mút hoặc khung kim loại sẽ gây mùi hôi, ẩm mốc hoặc gỉ sét. Luôn đảm bảo ghế khô hoàn toàn trước khi đưa vào sử dụng lại
Kết luận
Trên đây là những cách vệ sinh ghế phòng họp cơ bản, đơn giản với những dụng cụ dễ tìm mà ai cũng có thể thực hiện được. Đảm bảo ghế họp của bạn luôn được làm sạch thường xuyên để có được môi trường chuyên nghiệp, thẩm mỹ và an toàn để mang lại chất lượng cuộc họp tốt nhất.