Gỗ Veneer Là Gì? Ứng Dụng Gỗ Veneer Trong Sản Xuất Nội Thất

Khái niệm gỗ veneer là gì?

Gỗ veneer đã trở thành xu hướng nổi bật trong thiết kế nội thất nhờ vào tính đa dạng, vẻ đẹp tự nhiên và độ bền cao. Veneer là loại vật liệu được tạo ra bằng cách làm mỏng các tấm gỗ tự nhiên thành những lớp dày chỉ từ 0,5-1 mm, sau đó được đóng lên bề mặt các loại gỗ công nghiệp như MDF, HDF hoặc ván dặm. Để hiểu hơn về khái niệm gỗ veneer là gì và những đặc điểm của nó. Hãy cùng Nội Thất DSG tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Gỗ veneer là gì?

Gỗ veneer là gì? Gỗ veneer là một loại vật liệu được sản xuất bằng cách lấy một lớp gỗ tự nhiên rất mỏng dàn đều phủ lên bề mặt các tấm ván nhân tạo như MDF, HDF, hoặc plywood. Lớp gỗ tự nhiên này được cán mỏng và xử lý kỹ lưỡng để đảm bảo độ bền và đẹp. Gỗ veneer thường được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất như bàn ghế, tủ quần áo, và các loại tủ trang trí.

Khái niệm về gỗ veneer

Công nghệ sản xuất gỗ veneer được xem như một bước đào thoát tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên gỗ tự nhiên. Dùng veneer, người tiêu dùng có thể trải nghiệm được vẻ đẹp sang trọng và độc đáo của gỗ tự nhiên, trong khi giá thành và chi phí sản xuất được giảm đáng kể. Chính vì thế mà dòng gỗ này được rất nhiều khách hàng và cơ sở sản xuất nội thất ưa chuộng khi có thể tiết kiệm chi phí tối đa.

Đặc điểm của gỗ veneer là gì?

Để hiểu hơn về những đặc điểm gỗ veneer là gì, hãy cùng Nội thất Đông Sài Gòn tìm hiểu ngay những đặc điểm nổi bật của loại gỗ công nghiệp veneer​ này nhé!

Lý do các loại gỗ veneer phổ biến rộng rãi?

Gỗ veneer mang đến nhiều đặc tính nổi bật khi so sánh với gỗ tự nhiên hoặc các loại vật liệu nhân tạo khác. Trước hết, gỗ veneer rất đẹp nhờ vẻ ngoài độc đáo của vân gỗ tự nhiên. Điều này giúp các sản phẩm nội thất có tính thẩm mỹ cao mà không cần phải sử dụng đến gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Gỗ veneer còn nhẹ, dễ uốn cong hơn so với gỗ tự nhiên, giúp tăng khả năng thiết kế sản phẩm. Bạn có thể thay thế và trông đợi sự sang trọng của chất gỗ này nhiều hơn các loại gỗ công nghiệp khác.

Vì sao gỗ veneer được sử dụng phổ biến

Đánh giá chất lượng lớp gỗ này?

Bên cạnh đó, veneer có độ bền tốt nhờ được xử lý kỹ càng và bảo vệ bằng các lớp sơn cao cấp. Tuy nhiên, một điểm yếu của gỗ veneer là không thích hợp trong những môi trường độ ẩm cao, dễ dẫn đến hiện tượng bong tróc. Đặc biệt là những chất gỗ được lấy vụn gỗ của gỗ tự nhiên thượng hạng như gỗ veneer óc chó – độ bền và tính thẩm mỹ do các món đồ nội thất này mang lại không hề kém cạnh.

Khả năng ứng dụng của gỗ công nghiệp veneer

Gỗ veneer được công ty nội thất DSG ứng dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm nhờ khả năng mang lại giá trị thẩm mỹ và tiết kiệm chi phí. Các mặt hàng nội thất do thương hiệu này sản xuất cũng hoàn toàn bền vững, có thể nâng cấp không gian học tập – làm việc hay họp hành và ký kết hợp đồng.

Khả năng ứng dụng của gỗ veneer

Quy trình sản xuất Veneer và gỗ Veneer

Quy trình sản xuất Veneer bắt đầu từ việc lựa chọn những loại gỗ tự nhiên chất lượng cao. Gỗ được xử lý vô cùng chỉnh chu và tỉ mỉ để đạt độ ẩm thích hợp trước khi được lát mỏng bằng các phương pháp như lát quay, lát phẳng hoặc lát xoáy. Tất cả các tấm Veneer sau khi được lát đều qua quá trình phân loại, đánh giá chất lượng để đảm bảo đồng nhất.

Quy trình sản xuất gỗ veneer

Sau đó, những tấm Veneer được dán lên bề mặt ván MDF, HDF hoặc ván dăm sử dụng keo chính hãng để đạt độ bền vững, khó bong tróc. Quá trình dán keo thường được thực hiện ở nhiệt độ cao và được điều chỉnh chết chẻ để đạt kết quả tốt nhất.

Điểm khác nhau giữa gỗ veneer và các loại gỗ khác

Gỗ veneer không chỉ được đánh giá cao nhờ vào vẻ đẹp tự nhiên mà còn nhờ độ bền cao. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn, hãy xem bảng so sánh sau:

Tiêu chí Gỗ veneer Gỗ tự nhiên Gỗ melamine
Nguyên liệu Lát mỏng gỗ tự nhiên đặt trên cốt MDF, HDF Lớp phủ melamine trên cốt liệu
Độ bền Cao – chất lượng vượt trội so với giá cả Độ bền bậc nhất – xứng đáng giá tiền Vừa phải – tuân theo hướng dẫn sử dụng để có được tuổi thọ lâu nhất
Tính thẩm mỹ Vẻ đẹp tự nhiên – có thể sơn vân gỗ theo sở thích của khách hàng Độ thẩm mỹ hoàn toàn tự nhiên, có thể thay đổi màu sắc theo tuổi đời của gỗ Giả gỗ – nhìn hơi gượng ép
Khả năng chịu lực Tốt – có thể sử dụng trung bình để bố trí dụng cụ làm việc Rất tốt – chống chịu được sức chứa lớn Trung bình
Khả năng kháng nước Tốt – có lớp phủ bảo vệ Trung bình – cần tránh nước để duy trì độ bền tốt nhất Tốt – có lớp sơn kháng nước
Giá thành Phải chăng – phù hợp với nhiều đối tượng Khá cao – phù hợp với những cấp bậc cao, những ai yêu thích sự sang trọng Thấp – phù hợp cho những ai muốn tối ưu hóa chi phí

Gỗ Veneer có mấy loại?

Gỗ veneer được chia thành nhiều loại dựa trên nguồn gốc của gỗ và kỹ thuật chế tác. Giá thành hay tính thẩm mỹ của sản phẩm cũng khác biệt để mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng.

Gỗ veneer tự nhiên

Làm từ các loại gỗ quý như sóc đỏ, óc chó, teak, anh đào. Loại này đem đến vẻ sang trọng và bắt mắt nhưng giá thành cao hơn. Đi cùng với đó thì độ bền của chúng cũng được đánh giá là vượt trội, tính thẩm mỹ được so sánh ngang bằng với dòng gỗ tự nhiên và chất lượng còn vượt xa. Thậm chí, khách hàng có thể yêu cầu nhà sản xuất chế tác ra những màu gỗ theo sở thích của người dùng để đáp ứng được về mặt phong thủy.

Gỗ veneer tự nhiên được dùng trong sản xuất

Gỗ veneer nhân tạo

Sử dụng quy trình nhuộm màu và tạo vân giả, phù hợp với người tiêu dùng tìm kiếm sự đồng nhất và giá rẻ hơn. Chất gỗ này sẽ là sự lựa chọn bậc nhất cho những ai mong muốn có chất gỗ rẻ. Gỗ công nghiệp veneer​ phù hợp với những đối tượng công ty mới khởi nghiệp hoặc dùng chất gỗ này để trang trí phòng trọ, phòng làm việc.

Gỗ veneer dài liền

Thích hợp cho những ứng dụng đòi hỏi kích thước lớn như bàn họp hợp hoặc tủ quần áo. Đảm bảo rằng chất gỗ này hay các mặt bàn gỗ veneer sẽ làm điểm nhấn cho những không gian làm việc hay học tập và tạo sự thành công tốt nhất.

Gỗ veneer giá bao nhiêu?

Giá gỗ veneer phụ thuộc vào loại gỗ, quy trình chế tác và thương hiệu cung cấp, dưới đây là một số mức giá của loại gỗ công nghiệp veneer này​. Đây chỉ là mức giá tham khảo, tùy thuộc vào giá thị trường cũng như nhà cung cấp mà nó sẽ có những mức giá khác nhau:

Loại gỗ Kích thước (mm) Đơn giá (VNĐ)
Veneer Xoan Đào 2.5 ly 1220 x 2440 115,000
Veneer Óc Chó 3 ly 1220 x 2440 410,000
Gỗ Ghép Phủ Veneer Sồi 9mm (1 mặt) 1220 x 2440 445,000
Gỗ Ghép Phủ Veneer Sồi 10mm (2 mặt) 1220 x 2440 605,000
Gỗ Dán Óc Chó AA (18 ly) 1220 x 2440 870,000

Ứng dụng của gỗ veneer trong sản xuất nội thất văn phòng

Như chúng ta cũng biết gỗ veneer sản xuất bằng cách lấy một lớp gỗ tự nhiên rất mỏng dàn đều phủ lên bề mặt, vậy lợi ích khi sử dụng gỗ veneer là gì? Gỗ veneer có rất nhiều ứng dụng nhờ đặc tính làm nên thương hiệu riêng. Trong ngành nội thất, gỗ veneer được sử dụng để tạo nên bàn ghế, tủ quần áo, vách ngăn và kệ tivi. Nhờ vào giá thành hợp lý và tính thân thiện với môi trường, veneer trở thành lựa chọn hàng đầu.

>>> Xem thêm: TOP 25+ mẫu bàn làm việc có ngăn kéo/ hộc tủ giá rẻ tại TPHCM

Bàn làm việc

Gỗ veneer được áp dụng trong thiết kế bàn văn phòng nhờ vào khả năng tái hiện vân gỗ tự nhiên. Bàn làm việc veneer không chỉ đẹp mắt mà còn bền bị, khó bị trầy xước. Nó có khả năng chịu lực tốt nên khách hàng có thể bày biện và bố trí đầy đủ dụng cụ làm việc từ máy tính cho đến hồ sơ, giấy tờ…

Ứng dụng làm bàn làm việc văn phòng

Tủ đựng hồ sơ

Tủ veneer mang lại vẻ trang nhã, phù hợp với nhiều phong cách nội thất và có khả năng chịu tác đến tài liệu lâu dài. Thông thường thì tủ hồ sơ văn phòng cũng có tính thẩm mỹ tốt, khả năng hài hòa trong phong thủy nên tủ gỗ veneer sẽ được bố trí sau bàn làm việc của người dùng. Nó như một bệ đỡ để mang lại sự thoải mái, an tâm và may mắn trong công việc.

Gỗ veneer ứng dụng làm tủ tài liệu cho văn phòng

Ghế văn phòng

Kết hợp gỗ veneer với kim loại hoặc da nhân tạo, ghế văn phòng sử dụng veneer thường mang tính đa năng và thoải mái khi làm việc trong thời gian dài. Thông thường thì kiểu ghế này sẽ được ứng dụng bởi các đối tượng cấp cao trong văn phòng hoặc gỗ này dùng để làm ghế giám đốc cao cấp, ghế họp để tạo sự tập trung.

Ứng dụng làm ghế văn phòng cao cấp

Những lưu ý khi sử dụng gỗ veneer

Dù có nhiều ưu điểm, việc sử dụng gỗ veneer vẫn cần được làm đúng cách để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm:

  • Tránh tiếp xúc với độ ẩm cao: Gỗ veneer không chịu được độ ẩm liên tục, có thể gây bong tróc lớp bần. Những món đồ nội thất này cũng nên tránh sự tiếp xúc trực tiếp/ gay gắt của ánh sáng tự nhiên nếu không muốn nó bị xỉn màu.
  • Sử dụng các chất tẩy rửa phù hợp: Tránh dùng chất tẩy rửa có tính axit cao để bảo vệ màu sắc và bề mặt. Nên tuân thủ các hướng dẫn sử dụng và cách bảo quản của nhà sản xuất để chất gỗ có thể được duy trì tốt nhất
  • Thường xuyên bảo dưỡng: Lau chùi thông thường để giữ sản phẩm luôn mới mẻ. Nên sử dụng các khăn ẩm, ấm để lau bụi.

Lợi ích khi sử dụng gỗ veneer trong nội thất

Nhờ những tính năng đặc biệt, gỗ veneer mang lại nhiều lợi ích cho các ứng dụng trong nội thất:

  • Thân thiện với môi trường: Sử dụng veneer giúp giảm lượng gỗ tự nhiên khai thác, bảo vệ tài nguyên. Sau khi sử dụng xong chúng, bạn có thể tái chế và dùng nó cho nhiều mục đích khác nhau.
  • Dễ thi công và động bộ cao: Việc sản xuất gỗ veneer nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu lớp phủ trong nhà ở, văn phòng hoặc showroom.

Lợi ích khi sử dụng gỗ công nghiệp trong việc sản xuất nội thất văn phòng

Bên cạnh đó các loại gỗ veneer này còn có rất nhiều những lợi ích chưa kể đến khác chẳng hạn như: tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm chi phí..…..

Bài viết liên quan:

--> Tổng hợp 10 mẫu bàn để máy tính văn phòng hiện đại bạn không nên bỏ qua

—> Xu Hướng Chọn Ghế Giám Đốc Hiện Đại, Sang Trọng Chuẩn Phong Cách 2025

—> 11+ cách xử lý tủ gỗ bị mốc lâu ngày siêu đơn giản

Tóm lại gỗ veneer là gì, đặc điểm cũng như ứng dụng của loại gỗ như thế nào đã được chính tôi giải đáp rõ ràng qua bài viết trên. Hi vọng với những thông tin trên mang lại hữu ích với bạn. Lựa chọn mua nội thất nói riêng hay gỗ veneer nói chung tại DSG luôn đạt sự tín nhiệm lạ kỳ. Cũng bởi vì sản phẩm được thiết kế với độ bền tốt và giá thành phải chăng, có thể áp dụng cho mọi đối tượng. Đừng ngần ngại và hãy đến với các chi nhánh của DSG để nhận được tư vấn chọn những sản phẩm nội thất văn phòng phù hợp nhất.

0908.597.705
Contact