11+ cách xử lý tủ gỗ bị mốc lâu ngày siêu đơn giản

Cách xử lý tủ gỗ bị mốc trắng hiện nay

Tủ gỗ là một trong những đồ nội thất được nhiều người sử dụng, đặc biệt là dân văn phòng. Không chỉ sở hữu vẻ ngoài đẹp mắt, nó còn có tuổi thọ khá lâu. Nhưng loại tủ gỗ này, nếu không bảo quản đúng cách thì rất dễ bị nấm, ẩm mốc. Đọc ngay bài viết này, để biết 11+ cách xử lý tủ gỗ bị mốc trắng lâu ngày, dễ thực hiện ngay tại nhà!

Nguyên nhân tại sao tủ gỗ bị mốc?

Có rất nhiều lý do dẫn đến các tủ tài liệu từ gỗ bị mốc, chúng được hình thành từ nhiều yếu tố môi trường khác nhau. Dưới đây là 2 nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn cần chú ý và quan tâm đến:

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất đó là độ ẩm, làm sản sinh ra các loại vi khuẩn, nấm mốc có hại. Không gian sống ẩm ướt với độ ẩm cao sẽ làm cho ẩm mốc càng phát triển mạnh hơn. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nên độ ẩm rơi vào khoảng 70-80% , đặc biệt là vào ngày mưa có thể tăng cao đến mức bảo hòa. Mỗi nơi sẽ có những nhiệt độ không khí khác nhau, thật khó để đạt được nhiệt độ chuẩn mà tủ gỗ cần.

Tình trạng ẩm mốc trắng phổ biến ở tủ gỗ
Tình trạng ẩm mốc trắng phổ biến ở tủ gỗ

Nguyên nhân thứ hai, là do điều kiện khí hậu ở nước ta. Có thể thấy miền Bắc thường có khí hậu nóng ẩm thất thường, đặc biệt trong những ngày mùa nồm, khi độ ẩm không khí tăng cao, gây ra hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên bề mặt của tủ gỗ ép, tạo điều kiện nấm mốc phát triển, làm tủ gỗ bị mốc trắng và mốc đen. Ngoài việc diệt mốc thì bạn cũng nên bảo quản và vệ sinh tủ gỗ để tránh các tình trạng tương tự.

Hướng dẫn 11 cách xử lý tủ gỗ bị mốc tại nhà

Sử dụng giấm và rượu

Giấm và rượu là hai nguyên liệu chắc hẳn trong bếp của gia đình nào cũng có. Bởi ngoài công dụng là chế biến đồ ăn thì nó còn có khả năng diệt nấm mốc. Do có tính sát khuẩn cao nên chúng được sử dụng để diệt nấm mốc rất hiệu quả. Đối với trường hợp xử lý tủ gỗ ép bị mốc bằng dấm (trường hợp bị mốc mức độ nhẹ), bạn làm theo cách sau: 

    • Bước 1: Chỉ cần xịt một chút giấm hoặc rượu lên trên những nơi bị nấm mốc.
    • Bước 2: Đợi tầm 15 phút, sử dụng một chiệc khăn khô để lau sơ lại.

Lưu ý: Với một số góc bị khuất, bạn có thể sử dụng thêm bàn chải đánh răng để đánh bay các vết nấm mốc cứng đầu. Ngoài ra, cũng cần lưu ý lau tủ kỹ càng, tránh để tủ bị bám mùi rượu hoặc giấm.

Sử dụng giấm xử lý ẩm mốc cho tủ gỗ
Sử dụng giấm xử lý ẩm mốc cho tủ gỗ

Sử dụng hóa chất chuyên dụng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất diệt khuẩn và nấm mốc chuyên dụng. Không chỉ có tác dụng diệt trừ nấm mốc và chúng còn có thể khử được mùi hôi khó chịu trên tủ gỗ.

    • Bước 1: Mua các loại dung dịch tại cửa hàng hoặc trên các sàn thương mại điện tử.
    • Bước 2: Sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, để mang lại kết quả tốt.

Lưu ý: Khi sử dụng chúng bạn phải đeo găng tay và khẩu trang để tránh tiếp xúc với hóa chất hóa học này.

Sử dụng bã cà phê

Bã cà phê cũng là một nguyên liệu khá tuyệt vời trong việc xử lý tủ gỗ bị mốc. Nếu nhà bạn có ai thường xuyên uống cà phê phin, thì đừng có vứt bã thừa ấy mà hãy tận dụng để đánh bay nấm mốc. Bã cà phê có khả năng hút ẩm và khử mùi ẩm mốc hiệu quả, chỉ cần làm theo các bước sau đây:

    • Bước 1: Lấy một lượng bã cà phê vừa đủ,
    • Bước 2: Cho vào trong chiếc túi nhỏ.
    • Bước 3: Treo chiếc túi trong tủ gỗ và chờ kết quả. 
Bã cà phê có khả năng hút ẩm tốt, giúp ngăn chặn ẩm mốc
Bã cà phê có khả năng hút ẩm tốt, giúp ngăn chặn ẩm mốc

Sử dụng than hoạt tính

Tương tự với bã cà phê thì than hoạt tính được mệnh danh là một trong những chất có khả năng hút ẩm và diệt khuẩn vô cùng cao. Với cách làm tương tự như trên:

    • Bước 1: Bạn có thể dùng một lượng than hoạt tính vừa đủ, đựng trong một túi nhỏ, rồi treo trong tủ gỗ.
    • Bước 2: Để sau một đêm, bạn sẽ nhận được kết quả vô cùng bất ngờ.

Xem thêm: Phân biệt các loại khóa tủ gỗ phổ biến hiện nay

Sử dụng cồn

Thay vì dùng giấm hoặc rượu như trên thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng cồn để thay thế. Chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:

    • Bước 1: Xịt cồn lên bề mặt bị nấm mốc
    • Bước 2: Đợi tầm 15 phút rồi lấy khăn sạch để lau khô lại.
    • Bước 3: Nếu còn vết bẩn thì có thể xịt thêm và đợi trong thời gian lâu hơn nhé.

Sử dụng giấm và baking soda

Cách này cũng khá đơn giản và chắc chắn mọi người sẽ dễ dàng áp dụng. Không chỉ riêng các loại tủ gỗ mà còn có hiệu quả với các nội thất từ gỗ khác. 

    • Bước 1: Bạn chỉ cần hòa tan baking soda với một ít nước.
    • Bước 2: Dùng hỗn hợp thoa lên bề mặt bị nấm mốc.
    • Bước 3: Đợi khoảng 15 phút sau thì đã có một chiếc tủ bình thường.
Baking soda được sử dụng phổ biến trong việc diệt ẩm mốc
Baking soda được sử dụng phổ biến trong việc diệt ẩm mốc

Sử dụng tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có khả năng thanh lọc không khí khá cao. Nên khi dùng để diệt và ngăn ngừa nấm mốc rất hiệu quả. Cùng tìm hiểu các bước làm khi tủ gỗ của bạn bị mốc nhé:

    • Bước 1: Dùng khăn lau sơ các vết nấm mốc.
    • Bước 2: Xịt một chút tinh dầu bạc hà vào trong tủ.
    • Bước 3: Đợi qua đêm bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ.

Sử dụng lá trà

Cách vệ sinh tủ gỗ bị mốc bằng lá trà vẫn khá được ưa chuộng. Người dân Việt Nam thường rất hay uống trà vì nó có mùi thơm, cũng như khả năng chống ẩm vô cùng hiệu quả. Bạn chỉ cần thực hiện theo 2 bước sau đây:

    • Bước 1: Sử dụng một vài lá trà, đặt vào trong một túi vải nhỏ.
    • Bước 2: Treo túi trà trong tủ để qua đêm thì sẽ đánh bay được nấm mốc trong tủ.

Sử dụng sơn chống mốc

Cách làm này dường như có vẻ hơi tốn chi phí nhưng lại được đánh giá là hiệu quả nhất. Không những diệt nấm mốc, ngăn ngừa tái phát thì sơn chống mốc còn giúp cho bạn có một chiếc tủ đẹp mắt hơn.

    • Bước 1: Bạn sử dụng giấy nhám để chà sạch các vết nấm mốc trên tủ gỗ.
    • Bước 2: Phủ thêm 1-2 lớp sơn để đảm bảo độ bền màu, mịn màng cho tủ
Sử dụng sơn chống mốc để bảo vệ tốt hơn
Sử dụng sơn chống mốc để bảo vệ tốt hơn

Sử dụng bột quế

Nếu như bạn không có những chất hay nguyên liệu như trên đã đề cập thì bạn có thể sử dụng bột quế để diệt nấm. Tương tự với cách làm như trên:

    • Bước 1: Bỏ bột quế vào trong một cái túi nhỏ.
    • Bước 2: Treo túi vải trong tủ và để qua đêm. 

Bạn sẽ rất bất ngờ khi vào sáng sớm ngày mai vì chiếc tủ của mình đã hết nấm mốc.

Sử dụng ánh nắng mặt trời

Cách này được nhiều người sử dụng vì không cần mất quá nhiều chi phí. Ánh sáng từ mặt trời giúp làm giảm bớt hơi nước, độ ẩm, sẽ làm hạn chế và giảm sự phát triển của nấm mốc. Nhưng chỉ đạt được hiệu quả tốt với tình trạng bị nấm mốc nhẹ:

    • Bước 1: Trước tiên, bạn dùng khăn lau sạch các vết nấm mốc bám trên tủ gỗ.
    • Bước 2: Đem phơi tủ gỗ dưới ánh nắng mặt trười từ 3-4 ngày để thấy độ hiệu quả.

Lưu ý: Hạn chế phơi vào những ngày nắng quá gắt, tùy theo từng loại gỗ sử dụng mà tránh tình trạng bị nứt, cong vênh và phai màu gỗ.

Qua bài viết trên, nội thất Đông Sài Gòn đã giới thiệu đến bạn hơn 11 cách xử lý tủ gỗ bị mốc vô cùng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để xử lý khi gặp tình trạng tương tự. Ngoài việc, triệt tiêu nấm mốc thì bạn cũng nên bảo quản tủ cẩn thận để tránh tình trạng lặp lại nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0909.656.682
Contact