Gỗ MDF là chất liệu gỗ công nghiệp phổ biến trong sản xuất nội thất với nhiều ưu điểm như giá thành hợp lý, độ bền cao và tính thẩm mỹ vượt trội. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ gỗ MDF là gì, quy trình sản xuất và các đặc điểm nổi bật của nó. Tìm hiểu tại sao nói gỗ MDF là lựa chọn tuyệt vời cho nội thất hiện đại. Cùng thương hiệu DSG khai phá những giá trị mà nguyên vật liệu này mang lại cho các không gian sống và làm việc của bạn.
Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF là gì? Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là vật liệu gỗ công nghiệp được sản xuất từ các sợi gỗ nhỏ, trâm keo và các phụ gia để tăng tính kết dính. Quá trình sản xuất gỗ MDF bao gồm việc đầm nén các sợi gỗ ở nhiệt độ cao, giúp loại vật liệu này đạt được độ bền đẹp và chị giá ổn định. Nó được sử dụng rộng rãi trong nội thất nhờ khả năng tùy chỉnh bề mặt và màu sắc linh hoạt.
>> Xem ngay: Gỗ Veneer Là Gì? Ứng Dụng Gỗ Veneer Trong Sản Xuất Nội Thất

Các sản phẩm như bàn, ghế, tủ và kệ được chế tạo từ MDF luôn là lựa chọn áp dụng hiện đại vì giá trị thẩm mỹ cao và khả năng chịu lực tốt. Bên cạnh đó thì giá thành đầu tư cho một món đồ nội thất được làm từ chất gỗ công nghiệp này luôn nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là tính thẩm mỹ của chúng tốt, không thua kém gì gỗ tự nhiên đắt tiền.
Đặc điểm của gỗ MDF là gì?
Sau khi biết được khái niệm gỗ MDF là gì, vậy đặc điểm của loại gỗ MDF là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay. Cho dù là sản phẩm nội thất hay chất liệu hình thành thì đều có những đặc tính riêng để phân biệt về độ bền, dựa vào chất lượng để có những tính nổi trội và giá thành khác nhau. Và gỗ công nghiệp MDF cũng tương tự, cùng theo dõi những đặc trưng của nó dưới đây.
Công nghiệp hóa vật liệu
Dòng gỗ công nghiệp này được sản xuất bằng quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng đồng nhất. Chất liệu này có độ bền cao, khó bị mối mọt và cong vênh theo thời gian. Tuy thế nhưng bên trong chúng không có hóa chất độc hại nên an toàn trong quá trình sử dụng.
Tính thẩm mỹ vượt trội
Mặt gỗ phẳng, dễ dàng sơn phủ hoặc phủ melamine, laminate để tăng độ thẩm mỹ. Nhờ vậy, gỗ MDF thường được sử dụng cho nội thất hiện đại như bàn, tủ và giường. Bạn dễ dàng tìm được mặt hàng hòa hợp về thẩm mỹ và phong cách hay phong thủy ở bất cứ không gian làm việc hay gia đình nào.
Đa dạng về kích thước và độ dày
Các tấm gỗ MDF được cung cấp với nhiều kích thước và độ dày khác nhau, phù hợp với nhiều nhu cầu thiết kế nội thất khác nhau. Chính thế nên trọng lượng hay khả năng chịu lực của chất gỗ này khá tốt.
Thân thiện với môi trường
Gỗ MDF tái sử dụng các nguồn tài nguyên từ gỗ nhỏ và phế thải, giảm thiểu đốt phá rừng. Quá trình sản xuất còn được kiểm soát để giảm thiểu tác động tới môi trường. Sử dụng nội thất làm từ chất liệu này sẽ thể hiện được một phần về tinh thần bảo vệ môi trường.
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Bên cạnh những đặc điểm thì quy trình sản xuất gỗ MDF là gì cũng được rất nhiều người quan tâm. Như chúng ta cũng biết được khái niệm Gỗ MDF là một loại gỗ công nghiệp phổ biến, được sản xuất từ các sợi gỗ mịn kết hợp với keo và phụ gia, qua quá trình ép nhiệt và áp suất cao. Dưới đây là các bước chính trong quy trình sản xuất:
- Thu thập nguồn nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu để sản xuất gỗ MDF chủ yếu là các sợi gỗ nhỏ và phế thải từ các công ty chế biến gỗ. Các nguồn này được thu thập và đưa vào quá trình nghiền nhỏ. Dễ hiểu hơn, những mảnh vụn của các món đồ gỗ tự nhiên sẽ được gom thành đống, phân loại và chế tác.
- Xử lý và nghiền sợi gỗ
Các mẩu gỗ nhỏ được nghiền nhuyễn thành sợi gỗ. Sau đó, người ta bỏ các tạp chất để đảm bảo nguồn nguyên liệu sạch.
- Trộn keo và chất phụ gia
Sợi gỗ được trộn với keo và các chất phụ gia như chất kháng mối, chống ẩm. Tỷ lệ phụ gia được kiểm soát nghiêm ngặt để tăng chất lượng. Bước này sẽ đảm bảo độ cứng cáp và dính chặt gỗ.
- Đặp và ép nén
Hỗn hợp sợi gỗ được đặt thành tấm và ép nén dưới áp suất cao. Quá trình này giúp gỗ MDF đạt độ cứng và bền bỉ. Nhà sản xuất có thể tùy chọn độ dày của ván tùy theo món đồ nội thất muốn sản xuất.
- Gia công bề mặt
Tấm gỗ sau khi ép nén được gia công bề mặt để đạt tính thẩm mỹ mong muốn. Quá trình này bao gồm sơn phủ hoặc dán các lớp bề mặt như laminate hoặc melamine.
Gỗ MDF có những loại nào?
Theo như khái niệm về gỗ MDF là gì, thì loại gỗ này sẽ chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên đặc tính và công dụng. Có ba loại phổ biến nhất bao gồm gỗ MDF thường, gỗ MDF chống cháy và gỗ MDF lõi xanh chống ẩm.
>>> Xem ngay: Một số mẫu bàn ghế văn phòng gỗ MDF bán chạy nhất hiện nay
Gỗ MDF thường
Loại gỗ MDF thường được sản xuất từ bụi gỗ và keo nhưng không có thêm các chất phụ gia đặc biệt. Loại này thích hợp cho các khu vực khô thoáng như phòng khách hay phòng làm việc. Điểm mạnh của gỗ MDF thường là giá thành thấp, dễ chế tác và bền bỉ trong điều kiện thích hợp.

Gỗ MDF chống cháy
Loại gỗ MDF chống cháy được bổ sung các chất làm chậm quá trình bắt lửa như photphat và nitrat. Loại này phù hợp cho những khu vực yêu cầu độ an toàn cao như khách sạn, văn phòng hay nhà xưởng. Gỗ MDF chống cháy tối ưu hóa tính bền và khả năng cháy nổ trong tình huống khẩn cấp.

Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm
Loại gỗ MDF lõi xanh chống ẩm được thêm các hợp chất chống ẩm như paraffin wax hoặc melamine resin. Đây là lựa chọn tốt cho những khu vực độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm hoặc khu vực ngoài trời có che chắn. Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm không chỉ bền bỉ trong điều kiện không khí ẩm ướt mà còn giúp gia tăng tuổi thọ các sản phẩm nội thất.

Các loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF
Như khái niệm về gỗ MDF là gì thì chúng ta cũng biết gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là một loại vật liệu gỗ công nghiệp phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và sản xuất nội thất. Vậy nên loại gỗ này cũng phủ một số lớp lên bề mặt gỗ như:
Phủ Melamine
Melamine là lớp phủ phổ biến với đặc tính chống trầy xước và chống thấm nước, thường được dùng trong các sản phẩm bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ và kệ trưng bày. Ví dụ, Bàn văn phòng BVP01, kiểu dáng đơn giản, bề mặt Melamine chống trầy xước, thích hợp với mọi nội thất hiện đại.
Phủ Laminate
Laminate là lớp phủ cao cấp hơn, mang đến độ bền đẹp vượt trội và chống được tác động của hóa chất. Các mẫu bàn học, ghế đọc sách và tủ kệ nhỏ tại DSG đặc biệt phù hợp với những gia đình ưu tiên tính bền bị và đồng bộ trong thiết kế. Ví dụ, tủ TG03 với khả năng chịu tác động của điều kiện không gian.
Phủ Veneer
Lớp Veneer đem đến vẻ đẹp tự nhiên như gỗ thật nhưng giá thành thấp hơn rất nhiều. Tủ quần áo, bàn trang điểm và kệ tivi do thương hiệu này cung cấp sử dụng Veneer nhằm mang lại sự sang trọng cho không gian mà vẫn tối ưu chi phí. Ví dụ tủ quần áo TQA10: Phong cách tự nhiên, tinh tế
Phủ sơn
Bố sơn mang đến màu sắc đầy đủ và linh hoạt nhất, thường dùng trong các sản phẩm như ghế phòng khách, tủ đựng giày và bàn nhỏ trong các khu vực công cộng. Sản phẩm phủ sơn của chúng tôi luôn đảm bảo độ bàn giao và đồng nhất trong thiết kế. Ví dụ ghế ăn GA04: Tính thẩm mỹ cao và phù hợp với không gian nhỏ.

Sử dụng gỗ MDF có thực sự tốt không?
Việc sử dụng gỗ MDF đã trở thành xu hướng trong ngành nội thất nhờ những ưu điểm vượt trội mà vật liệu này mang lại. Trước tiên, gỗ MDF có bề mặt phẳng, đồng nhất, dễ dàng đáp ứng nhiều phong cách thiết kế từ hiện đại đến cổ điển. Thứ hai, MDF khá nhẹ và có khả năng chịu lực tốt, giúp sản phẩm nội thất bền bỉ và dài lâu. Cuối cùng, gỗ MDF thường được phủ một lớp melamine hoặc laminate, mang đến bề mặt đẹp và dễ dàng lau chùi.

Tuy nhiên, nhưng gỗ MDF cũng có một số hạn chế. Sản phẩm này không thích hợp trong môi trường ẩm ướt vì khó chịu được nước. Do đó, các sản phẩm sử dụng gỗ MDF thường cần bảo quản kỹ lưỡng.
Phân biệt gỗ MDF với các loại gỗ thông thường khác
Sau khi biết khái niệm gỗ MDF là gì, gỗ MDF có sự khác biệt rõ rệt so với các loại gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp khác. Trái với gỗ tự nhiên thường có thân gỗ và vân gỗ đặc trưng, gỗ MDF được làm từ sơ gỗ nên không có vân tự nhiên, thay vào đó có bề mặt phẳng, đồng nhất. So với gỗ công nghiệp như gỗ HDF hay gỗ dán với veneer, MDF có giá thành thấp hơn nhưng khá bền và đảm bảo chất lượng trong nhiều ứng dụng. Khả năng ứng dụng và sự phổ biến của chất gỗ này cũng rộng rãi hơn. Qua đó, người dùng dễ dàng đặt niềm tin, sử dụng chất gỗ này cho nhiều công việc khác nhau. Để hiểu hơn chi tiết về sự khác biệt này bạn có thể tham khảo ngay bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí | Gỗ MDF | Gỗ tự nhiên | Gỗ công nghiệp khác (MFC, HDF) |
Cấu tạo | Làm từ sợi gỗ nhỏ, bột gỗ, kết dính bằng keo | Làm từ thân cây tự nhiên | MFC: Gỗ dăm phủ Melamine; HDF: Bột gỗ ép dưới áp suất cao |
Đặc tính | Mịn, không nứt, dễ gia công | Chắc chắn, bền bỉ nhưng có thể cong vênh | MFC: Kém bền hơn MDF; HDF: Cứng hơn nhưng ít linh hoạt |
Khả năng chống ẩm | Có loại chống ẩm (MDF lõi xanh) | Tùy thuộc vào loại gỗ, thường không tốt | MFC: Thường không chống ẩm; HDF: Có khả năng chống nước |
Thẩm mỹ | Có thể phủ sơn, Laminate, Melamine | Có vân gỗ tự nhiên đẹp | MFC: Bề mặt Melamine đẹp nhưng không tự nhiên |
Ứng dụng | Nội thất như bàn, ghế, tủ | Nội thất cao cấp, đồ trang trí | MFC: Tủ quần áo, kệ; HDF: Sàn nhà |
Giá thành | Thấp hơn so với gỗ tự nhiên | Cao hơn do nguồn nguyên liệu tự nhiên | Thấp hơn MDF nhưng chất lượng không đồng đều |
Ứng dụng của gỗ MDF trong sản xuất nội thất
Gỗ ép công nghiệp MDF có thể nói là “cứu tinh” trong làng sản xuất nội thất. Không chỉ về độ bền mà nó có tất cả ưu điểm mà chúng tôi cần. Chính vì thế mà mỗi vị khách hàng khó tính nào cũng dễ dàng bị chinh phục bởi loại gỗ này.
Nội thất văn phòng
Trong môi trường làm việc đòi hỏi sự cân bằng giữa vẻ đẹp chuyên nghiệp, độ bền cao và chi phí hợp lý, gỗ MDF đã khẳng định vị thế như một lựa chọn tối ưu. Những sản phẩm nội thất văn phòng từ MDF, như bàn làm việc, tủ hồ sơ hay vách ngăn, không chỉ đáp ứng công năng sử dụng mà còn mang lại vẻ đẹp hiện đại, tinh tế. Hơn thế, MDF giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách mà vẫn đảm bảo không gian làm việc chuyên nghiệp và sang trọng. Đây chính là giải pháp lý tưởng cho mọi văn phòng hiện đại.
Nội thất gia đình
Trong không gian gia đình, MDF thường được sử dụng để làm tủ bếp, giường, và các kệ trang trí. Nhờ vào tính linh hoạt và khả năng dễ gia công, MDF giúp tạo ra những sản phẩm đẹp, bên và phù hợp với nhiều phong cách khác nhau. Thương hiệu nội thất DSG hiện đang cung cấp những sản phẩm từ gỗ MDF cao cấp, đảm bảo chất lượng và mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về gỗ MDF là gì, đặc điểm, và ứng dụng của loại gỗ này. Nếu bạn đang tìm kiếm một vật liệu gỗ phù hợp cho dự án nội thất của mình, gỗ MDF chắc chắn là một lựa chọn đáng cân nhắc!